Thứ Năm, 4 tháng 8, 2016

Tìm hiểu về đất nước Macao

Xuất khẩu lao động Macao hiện đang là một trong những thị trường được nhiều lao động Việt ưa chuộng. Với nhu cầu lớn về lao động phục vụ ngành giải trí, đặc khu hành chính Ma Cao (Trung Quốc) rất cần các nguồn lao động ổn định và có chất lượng. Bước đầu, Ma Cao đã chú ý đến chất lượng của lao động Việt Nam.


Trong 4 tháng đầu năm 2008, số lao động Việt Nam chính thức tại Ma Cao đã tăng hơn 400, lên 4.418 người. Hiện Việt Nam đứng thứ tư về số lượng lao động làm việc tại Ma Cao, sau Trung Quốc đại lục, đặc khu hành chính Hồng Công và Philíppin. Lao động Việt Nam ở Ma Cao chủ yếu làm nghề giúp việc gia đình và phục vụ trong các trung tâm du lịch và giải trí. 
 
Ma Cao là mảnh đất nhỏ với tổng số dân trên nửa triệu người, nhưng lại có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và thu nhập bình quân đầu người trên 28.000 USD/năm.Về hợp tác lao động giữa Việt Nam và Ma Cao, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Hồng Cao-Ma Cao, Phạm Cao Phong cho biết hiện có 14 công ty Việt Nam chính thức hợp tác với các công ty Ma Cao trong việc cung ứng lao động.
Lao động Việt Nam rất được chú ý bởi đức tính chăm chỉ. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, còn có những khía cạnh chưa tốt như một số lao động không tuân thủ hợp đồng, bỏ đi làm nơi khác có thu nhập khá hơn. Một số người từ trong nước sang tự kiếm việc làm gặp nhiều rủi ro, không ký được hợp đồng lao động. Những người này đều vi phạm pháp luật sở tại, bị chính quyền Macao trục xuất về nước.

Để góp phần bảo vệ người lao động Việt Nam cũng như tăng cường sự hợp tác giữa hai bên, trong thời gian vừa qua, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Hồng Công-Ma Cao đã đẩy mạnh trao đổi hợp tác với các cơ quan chức năng của Ma Cao. Đặc biệt, trong khi làm việc với Văn phòng Nhân lực của chính quyền Ma Cao và Uỷ ban các Vấn đề Lao động, các cơ quan này đã cam kết tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp nhận lao động chính ngạch của Việt Nam, đồng thời hứa sẽ phổ biến rộng rãi những qui định về lao động cũng như các địa chỉ liên hệ khi cần thiết cho lao động Việt Nam.

Tổng lãnh sự quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ trong việc dịch các qui định về lao động của Ma Cao ra tiếng Việt để người lao động Việt Nam dễ dàng tiếp thu. Ông Phong cho rằng một thoả thuận hợp tác về lao động giữa hai bên sẽ tạo ra cơ sở pháp lý cho việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực này giữa các công ty của hai bên.


Tìm hiểu về đất nước Macao


Vị trí địa lý

Ma Cao là một vùng lãnh thổ nhỏ bé với diện tích mặt đất tổng cộng chỉ khoảng 21 km² nằm ở vùng duyên hải phía đông – nam Trung Hoa Đại lục, được bao bọc bởi tỉnh Quảng Đông của CHND Trung Hoa và biển nam Trung Hoa ở phía nam. Vùng lãnh thổ Ma Cao có 3 khu vực chính là bán đảo Áo Môn, đảo Taipa và đảo Co-lo-an.

Đường biên giới hành chính trên đất liền của Ma cao nằm trên bán đảo Áo Môn ở phía Bắc, giáp với thành phố Chu Hải của tỉnh Quảng Đông.

Kinh tế

Đặc khu hành chính Macao là một trong số các nước, vùng lãnh thổ có nền kinh tế phát triển trên thế giới. Với GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 17.550 USD khiến cho Macao trở thành nơi có mức sống thuộc hàng cao nhất của Châu Á. Các ngành kinh tế chính của Macao được phân chia theo tỉ trọng như sau: Công nghiệp chiếm 25% GDP, nông nghiệp 0%, dịch vụ 75% GDP (Tương đối).

    * Công nghiệp: Dệt là ngành sản xuất và xuất khẩu chính của Macao, chiếm 75% kim ngạch xuất khẩu của toàn vùng lãnh thổ. Bên cạnh đó, sản xuất hàng điện tử, đồ chơi và hoa giả cũng góp phần quan trọng vào cán cân kim ngạch xuất – nhập khẩu của Macao. Năm 2005, Macao xuất khẩu đạt gần 2 tỷ USD, nhập khẩu đạt 1,7 tỷ USD.

    * Nông nghiệp: Cũng giống như Singapore, Hongkong – Macao không có ngành nông nghiệp, vì lãnh thổ có diện tích quá nhỏ hẹp và không được bằng phẳng nên các sản phẩm nông nghiệp được nhập chủ yếu từ Trung hoa Đại lục và một số nước trong khu vực.

    * Dịch vụ: Có thể nói Macao là một nền kinh tế có tỷ trọng về ngành dịch vụ thuộc hàng cao nhất trên thế giới theo GDP: chiếm 75%. Các ngành dịch vụ chủ yếu của Macao là kinh doanh sòng bạc, du lịch và tài chính.

 Năm 2006 Macao đón trên 16 triệu du khách nước ngoài (kể cả du khách đến từ Trung hoa đại lục). Tài chính cũng là thế mạnh kinh tế của vùng lãnh thổ Macao kể từ khi còn thuộc Bồ Đào Nha. Nhưng quan trọng nhất của ngành dịch vụ ở Macao là lợi nhuận từ kinh doanh sòng bài. Năm 2006, lần đầu tiên Macao đã vượt qua thủ đô cờ bạc thế giới là Las Vegas (Hoa Kỳ) để trở thành trung tâm cờ bạc có doanh thu lớn nhất thế giới. Từ đây kéo theo một loạt ngành dịch vụ khác phát triển theo như khách sạn, hàng không, mua sắm

Văn hoá

Macau có nền văn hóa từ sự kết hợp của hai nền văn hóa phương đông và phương tây.

Du lịch

Ma Cao là vùng lãnh thổ có ngành du lịch rất phát triển. Với đặc điểm nổi bật là nơi có nền văn hoá Đông – Tây pha trộn nhau đã làm cho Ma Cao trở thành nơi vừa rất kín và cũng vừa rất mở (sòng bạc và biểu diễn sex). Vì phần lớn dân cư của Ma Cao là người Hoa được người Bồ Đào Nha tiếp quản và truyền bá văn hoá phương Tây từ rất lâu nên mới có sự pha trộn trên. Năm 2006, Ma Cao đón trên 7 trịêu du khách nước ngoài.

Nếu tính luôn cả du khách đến từ Trung Hoa đại lục và Hồng Kông thì con số này là trên 16 triệu người – một con số khổng lồ so với diện tích và dân số của Ma Cao.

Trước hết du lịch Ma Cao phát triển mạnh là do chính quyền quản lý trước đây của Ma Cao (Bồ Đào Nha) đã mở cửa thông thoáng theo phong cách phương Tây và sau này là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng dành quy chế đặc biệt để cho Ma Cao phát triển theo. Quần thể các sòng bạc đồ sộ và sang trọng mang dáng dấp phương Tây và Trung Hoa của Ma Cao đã minh chứng cho điều đó. Đây cũng là nơi mà du khách có lý do ghé thăm nhiều nhất.

Bên cạnh khách du lịch với mục đích "đỏ đen" ở các casino, Ma Cao còn hấp dẫn du khách về mặt lịch sử, nghỉ dưỡng và mua sắm. Khu lịch sử Macao bao gồm Quảng trường Senado, tàn tích Nhà thờ Thánh Paul và Pháo đài cổ Bồ Đào Nha được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới vào năm 2005. Tượng Mẹ Nam Hải, cầu Taipa … cũng là những địa điểm du lịch chính của Ma Cao. Hiện tại Ma Cao vừa đưa vào hoạt động khách sạn Venetian Macao lớn nhất châu Á [1].

Hiện tại du khách đến từ Hồng Kông và Trung Hoa đại lục chiếm phần lớn trên tổng số du khách đến Ma Cao hàng năm. Các cửa khẩu của Ma Cao luôn đông nghẹt du khách qua lại, nhất là cửa khẩu đường bộ nối Ma Cao với thành phố Châu Hải. Ma Cao hiện có 3 cửa khẩu quốc tế chính, đó là:

    * Cửa khẩu đường biển PORTO EXTERIOR: chủ yếu là khách đi bằng tàu cao tốc từ Hồng Kông và các vùng khác của Trung Hoa đại lục bằng đường thuỷ. Các tàu du lịch từ nước ngoài đến Ma Cao cũng qua cửa khẩu này.
    * Cửa khẩu đường bộ PARTIDA: giáp với thành phố Châu Hải của tỉnh Quảng Đông.
    * Sân bay quốc tế Macao – FMF: có nhiều điểm đến trong khu vực và thế giới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét